Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Ai sẽ là "Ngư ông đắc lợi" trong vụ kiện 20 tỷ đánh vào Gcafe?

Sau buổi họp báo công bố chủ sở hữu của iCafe8 sẽ kiện Vietnam Esports và 26000 phòng máy đang sử dụng phần mềm Gcafe đã vi phạm bản quyền, các chủ phòng net vẫn "cưỡi ngựa xem hoa".

Nếu bạn chưa biết, cách đây ít ngày công ty Shunwang - cha đẻ của phần mềm quản lý phòng máy iCafe tại Trung Quốc đã tổ chức một buổi họp báo quan trọng công bố chủ sở hữu của phần mềm này, đồng thời họ tố cáo Gcafe mà các phòng máy ở Việt Nam sử dụng thông qua công ty cổ phần tin học Hòa Bình là phiên bản nhái lại.
Số tiền mà phía Shunwang đòi bồi thường là khoảng 20 tỷ VNĐ, đồng thời 26000 phòng net và công ty cổ phần tin học Hòa Bình phải chấm dứt việc cung cấp và sử dụng phần mềm Gcafe trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Lý giải về việc này, đại diện của công ty Shunwang đã đưa ra hàng loạt các hình ảnh chứng minh phần mềm Gcafe đang được 26000 phòng máy sử dụng đều tồn tại chữ ký điện tử của Shunwang trong hệ thống.

Phát hiện chữ ký điện tử trong phần mềm Gcafe không ổ cứng của công ty cổ phần tin học Hòa Bình
Sự việc lùm xùm nhiều ngày nay đã khiến không ít chủ phòng net lớn nhỏ ở Việt Nam đang sử dụng phần mềm quản lý Gcafe tỏ ra lo lắng trước nguy cơ bị phạt hành chính và phải nhanh chóng tìm cách thoái lui bằng việc dò hỏi cách đăng ký phần mềm quản lý phòng máy CSM của công ty VNG .
phòng net
Chia sẻ của anh Thành - chủ một Gaming Center có tổng cộng gồm hơn 500 máy và đều sử dụng phần mềm quản lý Gcafe: "Mình đã sử dụng Gcafe để vận hành quản lý hệ thống Gaming Center gần 2 năm nay, nhưng sau khi nghe tin phía chủ quản là công ty tin học Hòa Bình bị kiện bản quyền, mình đang rất lo lắng và cũng nhờ vài người bạn hỏi giúp về phần mềm CSM."
Cùng quan điểm với anh Thành, chủ của một hệ thống Gaming Center khác ở Tp Hồ Chí Minh cho hay: "Mình từng sử dụng CSM từ khi phần mềm này ra mắt, nhưng lượng khách hàng chơi LMHT và FFO3 quá nhiều khiến năm ngoái mình đã phải chuyển đổi toàn bộ hệ thống sang Gcafe để giữ chân họ. Tuy nhiên, Gcafe có quá nhiều vấn đề khiến việc quản lý trở nên gặp khó khăn nên có thể một thời gian tới mình sẽ chuyển lại sang CSM."
Không cùng quan điểm với 2 ông chủ ở trên, một vài ý kiến trên diễn đàn các chủ phòng net ở Việt Nam đều đồng ý một lý do rằng, nếu Shunwang hay chính quyền có động thái phạt Gcafe, thì công ty cổ phần tin học Hòa Bình sẽ là đơn vị duy nhất phải chịu trách nhiệm chứ không đến họ. Thêm nữa, mới đây công ty chủ quản đã công khai chứng nhận Gcafe là do họ phát triển độc lập, như vậy mà việc bản quyền ảnh hưởng đến chủ phòng net (CPN) là rất khó xảy ra.
gcafe
VED khẳng định bản quyền tác giả đối với phiên bản Gcafe đang phân phối tại Việt Nam
Nói đến câu chuyện thương hiệu và uy tín, ắt hẳn là nhiều CPN từ trước đến nay vẫn không quan tâm quá nhiều đến vấn đề này. Bởi lẽ lý do duy nhất là Gcafe được lan rộng dù sinh sau đẻ muộn hơn CSM đó là nhơ 2 tựa game LMHT và FFO3 . Đúng là như vậy, đa phần các game thủ giờ ra net chỉ chơi mỗi 2 tựa game này, hoặc các game có server nước ngoài như CS:GO hay DOTA 2 ,... Việc sử dụng Gcafe là tương đối dễ hiểu vì họ chẳng cần biết phần mềm đó có bản quyền hay là không.
gcafe
Về góc cạnh chuyên môn, một chuyên gia thị trường khi nghe về câu chuyện này chia sẻ: "Việc CSM và Gcafe cạnh tranh thì hẳn là ai cũng biết, cuộc chiến này còn vô cùng khốc liệt mà đến ngay cả những người đang sử dụng phần mềm của họ là CPN cũng không hiểu hết về mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, Gcafe đang bị ảnh hưởng khá nhiều đến uy tin sau vụ việc này, nhưng điều đó chưa hẳn sẽ có lợi cho CSM".

Tạm kết, dù chưa biết CSM có "đục nước béo cò" sau vụ lùm xùm này hay không thì một bộ phận rất lớn các CPN đã và đang rơi vào tình trạng hoang mang vô thức. Điều mà phần lớn các CPN lo sợ không phải là chuyện sẽ chuyển sang dùng CSM vì bị Shunwang kiện, mà nếu ngày mai tỉnh giấc, khách hàng của họ sẽ không đến chơi nữa, cơm áo gạo tiền ai sẽ lo?

Truy cập 2E-Game để cập nhật thêm nhiều tin game mới mẻ, hấp dẫn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét